Geometry 19

(Thi thử vào lớp 10 chuyên KHTN) Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). BE,CF là hai đường cao với E,F tương ứng thuộc cạnh AC,AB. Tiếp tuyến tại B,C của (O) cắt nhau tại T. TC,TE cắt EF tại P,Q. M trung điểm BC.

a) Chứng minh M là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác TPQ.

b) AD là đường kính của (O). DM cắt (O) tại R khác D. Chứng minh rằng các tứ giác RQBM,RPCM,RQTP nội tiếp.

c) Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác TPQ tiếp xúc với (O) tại R.

Lời giải.

a) Vì T là giao hai tiếp tuyến tại B,C của (O) nên TO là đường trung trực của BC. Mà M trung điểm BC nên O,M,T thẳng hàng và OT phân giác \angle BTC.

Ta có \angle QEM= \angle QEC- \angle MEC= 180^{\circ}- \angle AEF- \angle ACB= 180^{\circ}- \angle ABC- \angle ACB= \angle BAC.

Hơn nữa thì \angle CBT= \angle BAC nên \angle CBT= \angle QEM\angle CBT+ \angle QBM=180^{\circ} nên \angle QBM+ \angle QEM=180^{\circ}. Ta có tứ giác EQBM nội tiếp. Do đó \angle MQE= \angle MBE= \angle MEB= \angle MQB hay QM phân giác \angle EQB.

M là giao điểm của hai phân giác của \triangle PQT nên M là tâm đường tròn nội tiếp \triangle PQT.

b) Vì TQ là tiếp tuyến của (O) nên \angle QBR= \angle BDR\angle FBQ= \angle ACB= \angle AFE= \angle QFB. Từ đó dẫn đến \triangle QBF cân tại $latex $Q$ có QM là phân giác nên QM \perp AB.

Ta cũng có AD đường kính nên AB \perp DB. Do đó DB \parallel QM nên \angle BDR= \angle QMR. Từ hai điều trên ta suy ra \angle QBR= \angle QMR dẫn đến RQBM nội tiếp.

Chứng minh tương tự, ta có RPCM nội tiếp.

QRMB nội tiếp nên \angle RQB= \angle RMC.

RMCP nội tiếp nên \angle RMC+ \angle RPC=180^{\circ}. Do đó \angle RQB+ \angle RPC=180^{\circ}. Ta suy ra tứ giác RQTP nội tiếp.

c) Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác TPQ. Kẻ tiếp tuyến Rx tại R của đường tròn này (vì RQTP nội tiếp nên R \in (I)).

Không mất tính tổng quát, ta có thể giả sử R nằm trên cung nhỏ AC. Do Rx là tiếp tuyến của I nên Rx không thể nằm giữa RBRQ, mà RQ là tia nằm giữa.

Theo cách dựng ta có \angle xRQ= \angle RPQ= \angle RPB- \angle QPB \qquad (1).

Dễ chứng minh tương tự theo câu c thì MP \perp AC nên \angle QPM= 90^{\circ}- \angle PEC= 90^{\circ}- \angle ABC \qquad (2).

RPCM nội tiếp nên \angle RPB= \angle RCB. Như vậy kết hợp với (1)(2) ta suy ra \angle xRQ= \angle RCB+ \angle ABC-90^{\circ}.

QBMR nội tiếp nên \angle QRB= \angle QMB= \angle FCB= 90^{\circ}- \angle ABC.

Ta có \angle xRB= \angle xRQ+ \angle QRB= \angle RCB+ \angle ABC-90^{\circ}+90^{\circ}- \angle ABC= \angle RCB. Từ đây ta suy ra Rx cũng là tiếp tuyến của (O).

Như vậy (O)(I) có tiếp tuyến chung, các điểm thuộc (I),(O) nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ Rx nên hai đường tròn này tiếp xúc trong tại R. \blacksquare

  1. Không có bình luận
  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này